Half Cell nghe có vẻ như chia đôi một nữa Cell của tấm pin phải khổng?
Vâng đó là cấu một câu trả lời chính xác. Nhưng tại sao phải chia đôi cell và công nghệ này có những ưu và điểm như thế nào?
Chúng ta hãy bắt đầu khám phá nhé.
Half cell là công nghệ sử dụng tia laser cắt cell truyền thống thành 2 phần bằng nhau. Kĩ thuật này giúp tăng hiệu suất tấm pin và giảm thiểu những nhược điểm mà tấm pin truyền thống (full cell) mắc phải.
Thông thường các loại pin full cell thì mỗi cell thường có kích thước là 6inch x 6inch (tương đương 156mmx156mm) nhưng ở công nghệ half cell thì mỗi cell thì sẽ có kích thước là 3inch x 6inch.
Ví dụ: một tấm pin VSUN 370w kích thước 2x1m hiện nay có 72 cell và nếu sử dụng công nghệ hafl cell thì số Cell của tấm pin sẽ tăng lên là 144 cell. Gấp số lượng cell tấm pin thông thường.
Công nghệ Half Cell được giới thiệu vào năm 2014 bởi REC Solar. Họ tạo ra một bước ngoặc mới cho công nghệ năng lượng mặt trời. Từ đó họ đã liên tục dây chuyền sản xuất của họ sang công nghệ này... Cho đến nay ngoài REC Solar nhiều nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ Half-cut Cell vào cho dây chuyền sản xuất pin năng lượng mặt trời của mình như VSUN, Trina Solar, Hanwha Q Cells, Jinko Solar...
"Ô thế thì tấm pin mặt trời Half Cell hơn gì so với tấm pin bình thường"
Trên bề mặt mặt các tấm pin thường có các vệt sáng người người ta thường gọi là Busbar. Basbar có nhiệm vụ truyền tải dòng điện từ Cell về các juntion box. Và bản thân busbar đã tồn tại điện trở trong mình. Do đó khi dòng điện chạy qua busbar sẽ gây các tiêu hao.
Theo công thức tính tiêu hao: P = I^2*R.
Vậy việc đôi cell làm I giảm xuống một nữa giúp giảm tiêu hao xuống 4 lần. Việc này giúp công suất tấm pin half cell tăng lên khoảng 3%.
Các tấm pin tiêu chuẩn các Cell thường lắp nối tiếp với nhau, nếu một cell bị bóng râm hay bị che đi thì công suất toàn tấm pin sẽ bị giảm đi. Vì vậy để hạn chế vấn đề này các nhà sản xuất đã chia các cell thành 3 đường mắc nối tiếp với nhau và sử dụng 3 điốt để tách các dãy cell bị che bóng. Do đó nếu 1 cell bị che bóng thì tấm pin sẽ giảm công suất đi 1/3.
Nhưng với tấm pin Half Cell, các cell sẽ được chia làm 6 đường, nếu 1 cell bị che bóng thì công suất tấm pin chỉ giảm 1/6.
- Ở tấm pin thông thường, khi một cell trong 1 đường bị che bóng thì toàn bộ năng lượng từ các cell không bị che bóng sẽ đổ về cell bị che bóng và phát nhiệt. Hiện tượng này được gọi là Hotspot. Nếu hiện tượng Hotspot xãy ra thường xuyên và trong thời gian dài thì nguy cơ hư hại tấm pin sẽ rất cao.
- Còn ở tấm pin Half Cell thì cường dòng điện chạy qua các busbar giảm một nữa, khoảng cách dẫn điện ngắn, nhiều busbar nên sẽ giảm tối đa hiện tượng hotspot ở cell bị che bóng.
- Tấm pin mặt trời được chia thành 2 nữa đối xứng với nhau và được phân cách với nhau bởi đường kẻ trắng ở giữa
- Cell của tấm pin có hình chữa nhật và có số lượng gấp đôi các tấm pin thông thường
- Dây kết nối nằm ở giữa tấm và tách ra 2 đầu
Xin cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
Nếu bài viết có những điểm chưa chính xác hoặc không đúng, vui lòng bình luận góp ý phía dưới để chúng tối có thể cập nhật và sữa chữa nhanh nhất. Bình luận của bạn một phần sẽ giúp mọi người hiểu hơn về công nghệ Half-cut Cell và tấm pin năng lượng mặt trời Half Cell hơn.
Bài viết này được đúc kết từ các tài liệu, website tin cậy ở Việt Nam và trên thế giới
Nguồn tham khảo:
- https://news.energysage.com/half-cut-solar-cells-overview/
- https://www.pv-magazine.com/2019/01/15/webinar-qa-are-half-cut-cell-modules-the-future/
- https://solar24h.com/cong-nghe-hafl-cut-cell