Kí hiệu VCC, VDD là gì?

Trong quá trình học tập hay đơn giản là tự tìm hiểu, chắc hẳn đã có lần bạn thắc mắc về những ký hiệu điện tử mang ý nghĩa như thế nào phải không? Thậm chí với nhiều người sau nhiều năm dù đã quen với ký hiệu nhưng vẫn chưa biết ký hiệu ấy thể hiện cho điều gì, xuất phát từ từ tiếng anh nghĩa là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ký hiệu VCC, VDD là gì.

Giải thích ký hiệu VCC, VDD

Về ký hiệu VCC:

Hầu hết các IC đều có hai chân nối với các dây nguồn trên mạch ứng dụng của chúng. Tuy nhiên tên của các chân này tùy vào họ IC và nhà sản xuất ra chúng. Thông thường chúng là như sau:

  • Vcc (với BJT), Vdd (với FET), V+ : thế nguồn dương.
  • Vee (với BJT), Vss (với FET), V- : thế nguồn âm.
  •  Ký hiệu đơn giản nhất là V+, V-. Tuy nhiên tùy vào thiết kế bên trong và truyền thống lịch sử mà người ta sử dụng các tên gọi khác nhau.
  • Chân có điện thế thấp nhất trên IC thỉnh thoảng được xem như cực đất (ký hiệu GND), người ta coi đó là chân nguồn có điện thế 0V.

Trong lịch sử: VCC cho biết thế của nguồn được nối với cực góp (collector) của transistor lưỡng cực. Với loại NPN nó sẽ là +VCC, còn với PNP nó sẽ là -Vcc. Có tranh cãi xung quanh nguồn gốc của các ký hiệu kép quy ước viết phía dưới chữ V. Có ý kiến cho rằng nguồn gốc của ký hiệu Vcc là do viết tắt của điện thế cung cấp cho bộ khuếch đại collector chung (common collector). Ký hiệu kép cũng có thể được dùng nhằm chỉ rõ rằng đó chính là thế của nguồn cung cấp (vì nếu chỉ viết Vc người ta có thể hiểu lầm rằng đó là thế trên cực C).

Nhìn chung các ký hiệu kép được dùng để chỉ ra đó là thế của nguồn. Ví dụ, Vee cho biết thế emitter được cấp từ chân nguồn. Trong NMOS logic, Vss cho biết thế nguồn điện cho “source”, tương tự Vdd cho biết thế “drain”.

Trong một mạch điện, kí hiệu V với một ký tự ở dưới cho biết hiệu thế của điểm đó so với đất, ví dụ Vc là thế trên collector so với đất. Nếu ở dưới V có hai ký tự khác nhau thì đấy là hiệu điện thế giữa hai điểm đó. Ví dụ, Vbe là hiệu thế rơi trên BE, Vce là hiệu thế collector – emitter.

Ngày nay: Các IC họ CMOS đã vay mượn quy ước của NMOS dùng Vdd cho cực dương Vss cho cực âm mặc dù trong thực tế cả hai đường nguồn âm và dương đều đi vào “source” ( + nguồn đi tới “source” của PMOS, – nguồn đi vào “source” của NMOS) . Các họ IC sử dụng BJT (trans lưỡng cực) thì ký hiệu Vcc cho nguồn dương, Vee cho nguồn âm.

Các IC cao cấp hơn thường có những chân với các mức điện thế phục vụ những chức năng đặc biệt, đi vào hoặc ra khỏi chip. Và những chân này thường được gắn nhãn với các ký hiệu viết tắt để chỉ chức năng của chúng. Ví dụ, Vusb là chân nguồn 3.3V cho giao tiếp USB hay Vref là chân cấp điện áp chuẩn cho các bộ ADC.

Vee là điện thế – cho cực E của BJT

Về ký hiệu VDD:

  • Vdd = là điện thế + cho cực D của CMOS
  • Vss là điện thế + cho cực S của CMOS
  • V+, V- được dùng trong analog system

Các ký hiệu viết tắt trong sơ đồ mạch điện

  • FM _ Frequency Modulation : Biến điệu tần số
  • AC _ Alterating Current : Dòng điện xoay chiều.
  • FCO _ Fuse Cut Out: Cầu chì tự rơi
  • LBFOC _ Load Breaker Fuse Cut Out: Cầu chì tự rơi có cắt tải
  • MCCB _ Moduled Case Circuit Breaker: Máy cắt khối có dòng cắt > 100AMCB _
  • Miniature Circuit Breaker: Bộ ngắt mạch loại nhỏ
  • VCB _ Vacuum Circuit Breaker: Máy cắt chân không
  • DF: Distortion Factor: thông số méo dạng
  • THD: Total Harmonic Distortion: độ méo dạng tổng do sóng hài

Tham khảo ký hiệu điện tử bằng tiếng anh

  • VBAT. – Volt Battery
  • VCHG. – Volt Charging
  • VPH-PWR. – Volt Phone PowerUIM
  • SimHSED. – Head Phone Switch
  • MIC. – Microphone
  • HPH L / R. – Head Phone Speaker Left / Right
  • BT. – Bluetooth
  • VIB. – Vibrator
  • GPIO. – Gereral Purpose Input Output
  • MIPI. – Mobile Industory Processor Interface
  • DSI. – Display Serial Interface
  • CSI. – Camera Serial Interface
  • SCAM. – Slave Camera
  • PROC. – Processor VoltageV
  • CORE. – Chip Digiral Core Voltage
  • ROM. – Read Only Memory
  • RAM. – Random Only Memory
  • SRAM. – Static Random Access Memory
  • SDRAM. – Synchronus Dynamic Random Access Memory
  • VREG. – Regularor VoltageVREGS. – Switching Regulator Voltage
  • VREGL. – Linear Regulater Voltage
  • LDO. – Low Dropout
  • DAC. – Digital To Analog Converter
  • ADC. – Analog To Digital Converter
  • SMSP. – Switch Mode Power Supply
  • SIM. – Subscriber Identy Module
  • NFC. – Near Field Communication
  • RTC. – Real Time Clock
  • COMP. – Complement
  • PWM. – Pulse Width Modulation
  • CABC. – Content Adaptive Backlight Control
  • CSI. – Camera Serial Interface
  • DSI. – Display Serial Interface
  • MIPI. – Mobile Industry Processor Interface
  • CMOS. – Complementary Metal Oxide Semiconductor
  • BSI. – Battery Status Indicator
  • PCB. – Printed Circuit Board
  • ESD. – Electrostatic Discharge
  • EMI. – Electromagnetic Demodulation
  • SAW. – Surface Acoustic Wave
  • BB – Baseband
  • ANT – Antenna
  • RX – Receive
  • AC – Alternative Current
  • DC – Direct Current
  • C – Capacitor
  • R – Resistor
  • D – Diode
  • ZD – Zener Diode
  • LDR – Light Dependent Resistor
  • LED – Light Emitting Diode
  • OLED – Organic Light Emitting Diode
  • AMOLED – Active Matrix Organic Light Emitting Diode…

Trên đây là những thông tin giải thích cho bạn về ký hiệu VCC, VDD cũng như chia sẻ về các ký hiệu viết tắt trong sơ đồ mạch điện và ký hiệu điện tử bằng tiếng anh. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về các loại ký hiệu này.

 
 
Ý kiến bạn đọc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây