Yêu cầu kỹ thuật
Chất tạo bọt được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật của hỗn hợp bê tông bọt và bê tông bọt chế tạo theo tiêu chuẩn từ chất tạo bọt đó.
Các chỉ tiêu kỹ thuật của hỗn hợp bê tông bọt và bê tông bọt được quy định trong bảng sau:
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị | Mức |
1 | Khối lượng thể tích phải đáp ứng một trong hai yêu cầu sau: | ||
- Khối lượng thể tích hỗn hợp sau bơm | kg/m3 | 640 ± 50 | |
- Khối lượng thể tích bê tông khô | kg/m3 | 490 ± 40 | |
2 | Cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày | Mpa |
≥ 1,4 |
3 | Cường độ chịu kéo khi bửa ở tuổi 28 ngày | Mpa | ≥ 0,17 |
4 | Độ hút nước | % thể tích |
≤ 25 |
5 | Tổn thất khí sau khi bơm | % thể tích | ≤ 4,5 |
...
TCVN 10655:2015 được biên soạn trên cơ sở ASTM C869M -11, Standard specification for foaming agents used in making preformed foam for cellular concrete.
Bạn cần tìm hiểu về tiêu chuẩn bê tông bọt khí
Bê tông bọt và bê tông khí thuộc loại bê tông nhẹ. Cấu trúc của các loại bê tông này là rỗng. Cấu trúc được hình thành từ nhiều các lỗ rỗng nhân tạo, phân bố đồng đều trong khối sản phẩm. Được sản xuất bằng phương pháp tạo bọt hoặc tạo khí.
Cụ thể hơn, bạn có thể hiểu bê tông nhẹ là loại bê tông có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1800 kg/m3. Bao gồm các loại bê tông cốt liệu nhẹ như: bê tông bọt, bê tông khí (các loại bê tông tổ ong), bê tông khí không chưng áp, bê tông khí chưng áp.
Tiêu chuẩn này được áp dụng đối với các vật liệu bê tông bọt hoặc bê tông khí đóng rắn, ở dạng khối hay ở dạng tâm nhỏ không có thanh cốt gia cường. Thường được đưa vào sử dụng trong xây tường hoặc các vách ngăn trong công trình xây dựng.
Bê tông bọt và bê tông khí không chưng áp đóng rắn trong điều kiện không chưng áp. Chúng được chế tạo từ hệ xi măng poóc lăng, nước, chất tạo bọt hoặc tạo khí. Ngoài ra, chúng có thể được thêm cốt liệu mịn, phụ gia khoáng hoạt tính và phụ gia hóa học.
Để so sánh, khối lượng thể tích khô tính toán của mẻ trộn thử có thể được xác định bằng giả định rằng nước để thủy hóa bằng 20% khối lượng xi măng. Khối lượng thể tích sau khi sấy khô được tính bằng công thức:
D=(mx+0,2 mx)/Vmẻ trộn
Trong đó:
Tổn thất bọt khí bơm là lượng khí bị mất sau khi bơm bao gồm cả khi bị cuốn vào quá trình trộn.
1. Xác định hàm lượng trước và sau khi bơm của hỗn hợp bê tông bọt dựa trên thể tích thực nghiệm và khối lượng thể tích lý thuyết (Dn) tính theo thể tích tuyệt đối lấy chính xác đến 1 %
Công thức tính khối lượng thể tích lý thuyết như sau:
Dn= (mn + mx + mb)/[(mn + mb)/1000+ mx/(p + 1000)]
Trong đó:
2. Hàm lượng trước khi bơm (At) hay phần trăm khí hỗn hợp bê tông bọt tại thùng cấp được xác định theo công thức sau:
At=100 x (Dn – Dt1)/Dn
Trong đó:
3. Hàm lượng khí sau khi bơm (As) hay phần trăm khí của hỗn hợp bê tông bọt tại thùng chứa hỗn hợp bê tông xác định theo công thức sau:
As=100 x (Dn – Dt2)/Dn
Trong đó:
4. Tổn thất khí khi bơm (Am) biểu thị bằng % thể tích với độ chính xác đến 1%:
Am=100 x (Dt2 – Dt1)/Dn
Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của bê tông bọt
Chất tạo bọt được dùng để tạo bọt khí trong chế tạo bê tông bọt cần được đánh giá thông qua các thông số và chỉ tiêu kỹ thuật của hỗn hợp bê tông bọt và bê tông khí. Các chỉ tiêu của hỗn hợp bê tông bọt được quy định trong như sau:
Khối lượng thể tích phải đáp ứng một trong hai yêu cầu sau:
Download bảng tiêu chuẩn TCXDVN 356-2005-Kết cấu bê tông