Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thang máng cáp, bao gồm 6 loại cơ bản sau
Thang máng cáp có thể được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm nhôm, thép cacbon thấp, hợp kim nhôm, inox 304, kẽm, epoxy, và nhiều loại vật liệu khác. Mỗi loại thang máng cáp có ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau.
Thang máng cáp là một hệ thống hỗ trợ dùng để đặt và bảo vệ các dây cáp điện hoặc cáp thông tin có quy trình sản xuất thang máng cáp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tính toán kích thước thang cáp, máng cáp tối ưu. Trước khi sản xuất, cần phải tính toán kích thước thang cáp, máng cáp sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình. Việc này sẽ đảm bảo cho thang cáp, máng cáp được sản xuất ra có đủ không gian để sắp xếp và quản lý các loại dây dẫn. Cũng như đảm bảo sự chắc chắn và bền bỉ của sản phẩm trong quá trình vận hành, sử dụng.
Bước 2: Chọn loại thang cáp, máng cáp phù hợp. Để sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và tiết kiệm chi phí thì việc chọn chủng loại thang cáp, máng cáp có vai trò vô cùng quan trọng. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, đơn vị sản xuất sẽ gia công 1 trong các loại: Thang cáp, Máng cáp, Khay cáp (máng cáp đột lỗ). Và chọn vật liệu cùng cách xử lý bề mặt tùy theo điều kiện môi trường.
Bước 3: Cắt phôi theo kích thước tính toán. Tùy theo kích thước của thang cáp, máng cáp, công nhân tiến hành cắt tôn tấm thành các tấm phôi đã được tính toán một cách chính xác. Tôn đảm bảo nhẵn bóng, không bị gỉ sét, cong vênh. Độ dày tôn đạt đủ với yêu cầu của khách hàng.
Bước 4: Gia công đột lỗ theo yêu cầu của sản phẩm. Các tấm phôi được đưa lên máy CNC tiến hành đột lỗ theo bản vẽ thiết kế. Với máy CNC, sản phẩm thang máng cáp có độ thẩm mỹ, độ chính xác cao, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và chính xác trong quá trình lắp đặt.
Bước 5: Chấn gấp tạo hình sản phẩm. Phôi sau khi đột sẽ được chuyển sang máy chấn, gấp theo các kích thước và kết cấu đã được thiết kế. Đối với sản phẩm là thang cáp, tại công đoạn này cần phải thực hiện hàn nối các chi tiết đã định hình để tạo nên một sản phẩm vững chắc.
Bước 6: Kiểm tra sản phẩm thô trước khi sơn phủ bề mặt. Sản phẩm thô – sau khi được gia công hoàn thiện sẽ được đưa vào hệ thống sơn tĩnh điện, gọi là thang máng cáp sơn tĩnh điện để sản phẩm bền chống rỉ sét và chất lượng.
Bước 7: Vệ sinh, tẩy rửa và sơn phủ bề mặt sản phẩm. đây là công đoạn cuối cùng sau khi sơn tĩnh điện để loại bỏ những điểm sơn còn dư thừa và hoàn thiện trước khi đóng gói giao khách hàng.
Chi tiết về các sản phẩm thang máng cáp có thể xem tại Thang - Máng cáp